Trao đổi với PV VietNamNet, BS Nguyễn Thùy Linh - Phó Trưởng khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cũng chia sẻ, trước đây, có một số bệnh da liễu chỉ gặp vào mùa đông, trong đó có một số bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, chàm sữa ở trẻ em. Tuy nhiên hiện những bệnh lý này xuất hiện quanh năm, thậm chí về mùa hè bệnh nhân cũng không giảm so với mùa đông. Bệnh chủ yếu do gene, do yếu tố di truyền trong cơ thể chi phối là chính, tuy nhiên yếu tố môi trường cũng gây tác động khá nhiều.
Theo BS Linh có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khói bụi ô nhiễm, chất dị nguyên của cơ thể càng ngày càng nhiều hơn. Vì thế theo thống kê, tỉ lệ viêm da cơ địa càng ngày càng tăng trên tổng dân số.
“Ngoài ra, đời sống người dân hiện nay tăng lên, hầu hết gia đình nào cũng có điều hòa. Điều hòa thông thường sẽ có độ ẩm thấp, làm khô không khí. Trong khi đó, bệnh thường tái phát khi da bị khô, mất nước quá nhiều. Vì vậy điều hòa là nguyên nhân khiến bệnh da mùa đông bị mùa hè rất nhiều”, BS Linh chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ, lớp lipid trên da thay đổi tùy từng người và chế độ chăm sóc da. Nếu chúng ta hay ngâm tắm, rửa tay, chân nhiều cũng làm mất lớp lipid này nhiều hơn. Đặc biệt vào mùa hè, chúng ta rất hay rửa tay hoặc sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh. Điều này khiến nhiều bệnh nhân đến mùa hè da rất khô.
Tương tự, BS Phượng cũng nhận định thời tiết thay đổi thất thường, thậm chí tháng 5 vẫn còn có những đợt không khí lạnh, là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng các bệnh về da mùa đông tăng giữa mùa hè.
Sai lầm khiến bệnh về da tăng vào mùa hè
Theo BS Hoàng Thị Phượng, nhiều người nghĩ rằng da khô mới cần bôi kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo những người bị da khô, viêm da cơ địa hay có các vấn đề về da như ngứa, dị ứng, cần bổ sung lớp dưỡng ẩm và bảo vệ da quanh năm.
“Việc dưỡng ẩm cho da giữa mùa đông và mùa hè là không khác nhau. Không nên đợi khi da đã khô và ngứa rồi mới dưỡng ẩm”, nữ bác sĩ khuyến cáo. Cũng theo BS Hoàng Phượng, quan niệm sai lầm của nhiều người là đến mùa hè da đỡ khô (do tết mồ hôi, uống nhiều nước) nên không bôi kem dưỡng ẩm nữa. Thế nhưng dù mùa hè nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng da cực khô hoặc da rất dày do thiếu dưỡng ẩm da.
BS Thùy Linh cũng khuyến cáo việc chăm sóc da khi ngồi điều hòa rất quan trọng. Không khí trong điều hòa khiến da mất nước nhiều hơn thì bước dưỡng ẩm rất quan trọng, cần phải chú ý nhiều hơn.
“Ba bước chăm sóc da cơ bản là làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng. Khi trong môi trường điều hòa, chúng ta có thể dùng nhiều kem dưỡng ẩm hơn, khi ngồi 2-3 tiếng mà thấy da hơi căng, hơi khô, ta nên dùng lại kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, có thể mang chai xịt khoáng nhỏ theo người, nếu thấy da khô có thể xịt, đợi xịt khoáng đó tạo thành một lớp màng trên da, giảm bớt tình trạng khô mất nước tạm thời”, bác sĩ Linh thông tin.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn đối phó khi bị ngộ độc thực phẩm:
Gừng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Một cốc trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công. Bạn có thể ngậm vài lát gừng trong miệng, cách này sẽ giúp chữa triệu chứng buồn nôn.
Chanh
Để tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chanh là một bài thuốc tốt. Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống vi-rút của chanh giúp bạn giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể pha nước chanh ấm và uống dần. Nó sẽ làm sạch cơ thể bạn.
![]() |
Giấm táo
Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy sử dụng giấm táo. Nhờ tác dụng kiềm hóa, giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày. Pha hai thìa giấm táo vào cốc nước nóng và uống trước khi ăn.
Cây húng quế
Loại thảo dược này là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm với đặc tính kháng khuẩn tiêu diệt vi sinh vật và giảm khó chịu ở bụng. Làm nước ép lá húng quế và cho thêm chút mật ong. Uống nước này vài lần trong ngày.
Chuối
Vì chuối là nguồn kali phong phú, nó có tác dụng chữa buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng cần những thực phẩm dễ tiêu hóa như vậy. Hãy ăn chuối để phục hồi năng lượng.
Tỏi
Nhờ tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm. Bằng cách ăn một nhánh tỏi mỗi ngày khi đang đói, bạn sẽ giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
![]() |
Sữa lạnh
Sữa lạnh không chỉ giúp làm dịu dạ dày đang bị rối loạn mà còn giảm nôn và cảm giác buồn nôn.
Hạt thì là
Hạt thì là có tính kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc. Đun một ít hạt thì là và cho thêm muối vào nước này. Bạn có thể thêm một thìa cà phê nước ép rau mùi. Uống 2 lần/ngày để giảm triệu chứng ngộ độc.
Táo
Táo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng. Hãy gọt vỏ táo trước khi ăn.
Mật ong
Mật ong có nhiều lợi ích với dạ dày. Nó có tính chống vi khuẩn và chống nấm, có thể chống khó tiêu, cải thiện khả năng tiêu hóa. Bạn có thể uống một thìa cà phê mật ong mỗi ngày khi đói hoặc uống trà mật ong.
Trà bạc hà
Trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng co thắt trong ngộ độc thực phẩm. Uống từng ngụm nhỏ và nó sẽ có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.
Nước hầm gà
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần những thực phẩm như vậy để phục hồi năng lượng, duy trì nước trong cơ thể.
(Theo Sức khỏe và đời sống)
" alt=""/>Các thực phẩm chữa ngộ độc